Cụ thể, xăng RON 92 sau khi giảm sẽ có giá bán không quá 20.120 đồng mỗi lít, giảm 260 đồng, xăng E5 giảm 425 đồng. Các lại dầu giảm mạnh hơn, với mức 1.112 đồng với diesel, 1.128 đồng với dầu hỏa, 872 đồng với dầu mazut.
Trên thị trường nhập khẩu xăng dầu chính của Việt Nam là Singapore, những ngày vừa qua, giá xăng dầu cũng có chiều hướng giảm. Kể từ ngày lần điều chỉnh giá trong nước gần nhất ngày 4/7, giá bán lẻ xăng dầu tại Singapore hầu như luôn nằm dưới mức 75 USD/thùng. Mức giá này thấp hơn khoảng 3-4 USD/thùng so với con số trung bình của chu kỳ trước.
Nhân viên thay bảng giá tại một cửa hàng xăng dầu ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Trên thị trường thế giới, theo Bloomberg, giá dầu mỏ liên tục giảm trong 1 tháng trở lại đây. Nếu như ngày 17/6 giá dầu WTI ở mức 59,9 USD/thùng, thì đến ngày 17/7, con số trên đã giảm 9 USD, chỉ còn 50,87 USD/thùng. Tương tự, cùng thời điểm 1 tháng nay, dầu Brent cũng giảm từ 63,8 USD/thùng, xuống còn 57,06 USD/thùng.
Trước khi giá bán lẻ xăng dầu trong chu kỳ mới được công bố, Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) đã đưa ra dự báo, giá xăng sẽ có thể giảm 700-800 đồng/lít. Một kịch bản khác cũng được HSC nhắc tới là giá xăng sẽ giảm 400 đồng/lít, cộng với tăng mức trích lập quỹ bình ổn của các đơn vị đầu mối.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2015, cả nước chi 875 triệu USD để nhập 1,4 triệu tấn xăng, tương ứng với gần 630 USD mỗi tấn. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, lượng xăng nhập khẩu là 1,32 triệu tấn, với tổng giá trị 1,37 tỷ USD, tức giá nhập bình quân đến hơn 1.000 USD/tấn. Như vậy giá xăng nhập khẩu trung bình giảm gần 40%.
EmoticonEmoticon