Theo tin đã đưa hôm nay ngày 12/12 chính thức diễn ra phiên tòa xét sử Dương Trí Dũng và đồng bọn .
Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn, bị cáo Dương Chí Dũng (cựu cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines) khai, sau khi Bộ Giao thông vận tải trình Chính phủ về dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, Chính phủ có văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc.
Trên cơ sở đó, đầu năm 2006 Dương Chí Dũng ra nghị quyết triển khai. "Lúc đó, bị cáo nhận thức là đã được chấp thuận. Trong quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bây giờ hiểu đó là sai", ông Dũng khai. Theo cáo buộc, khi Chính phủ chưa phê duyệt, Bộ Giao thông chưa bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, ông Dũng vẫn cho triển khai dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Việc này phạm vào tội Cố ý làm trái.
Ông Dũng khai, quá trình triển khai dự án, việc mua ụ nổi có sức nâng 15.000 đến 27.000 tấn là cần thiết nên chọn hàng của Công ty AP (Singapore) - đối tác trước đó đã bán hai 2 ụ nổi cho Vinalines.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc "có chỉ đạo ai mua ụ nổi 83M với giá đắt hơn nhiều giá trị thực", ông Dũng khai mọi việc do Tổng giám đốc Vinalines là Mai Văn Phúc đề xuất vì thuộc thẩm quyền và chức năng của ông này. HĐQT sau đó họp và thống nhất chứ "bị cáo không chỉ đạo ai".
Việc lập đoàn khảo sát để sang Nga xem hàng cũng do ông Phúc đảm trách. Ông Dũng không tham gia nhưng sau đó khi đoàn về thì có báo cáo lại. "Một buổi chiều ngồi uống nước, Trần Hữu Chiều (Trưởng ban quản lý dự án, Phó tổng giám đốc Vinalines) nói với tôi rằng ụ nổi có một số hư hỏng, song bảo việc sửa chữa sẽ không tốn kém", người đứng đầu Vinalines khai.
"Vậy bị cáo chỉ đạo gì về việc mua ụ nổi?", chủ tọa hỏi. Ông Dũng đáp: "Không chỉ đạo gì, khi ông Phúc có tờ trình thì HĐQT cùng họp và thống nhất". Ông Dũng khai có hỏi ông Phúc và Trần Hải Sơn (Phó ban quản lý dự án, Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) vì sao không mua trực tiếp của chủ sở hữu mà phải qua môi giới là công ty AP thì nhận được trả lời "phải qua công ty AP mới mua được".
Theo ông Dũng, việc bỏ ra của 9 triệu USD mua ụ nổi sản xuất từ năm 1965, không còn hoạt động được và đã bị cơ quan đăng kiểm Nga dừng phân cấp từ lâu "thuộc thẩm quyền của ông Phúc".
"Tôi không can thiệp gì, không bao giờ chỉ đạo cụ thể anh em trong tập đoàn làm gì", ông Dũng nói.
Theo cáo buộc, ông Dũng, Phúc chỉ đạo phải "mua bằng được" với giá 9 triệu USD trong khi giá trị của "ụ nổi đã bị hư hỏng nặng này" do chủ sở hữu là công ty của Nga đưa ra chỉ dưới 5 triệu USD. Hậu quả, tổng tiền phê duyệt mua, vận chuyển, tổ chức sửa chữa ở Việt Nam được điều chỉnh lên tới 19,5 triệu USD.
Hiện sau nhiều năm, tổng tiền đổ vào "đống sắt gỉ" 83M đã lên tới hơn 525 tỷ đồng (cả mua bán, và sửa chữa, bảo quản...), tương đương hơn 24 triệu USD, trong khi chưa một lần được đưa vào sử dụng.
Trong thương vụ mua ụ nổi, VKSND Tối cao xác định ông Dũng, Phúc, Sơn và Chiều đã được Công ty AP chuyển "lại quả" hơn 28 tỷ đồng để chia nhau. Trong đó, ông Dũng và Phúc mỗi người nhận 10 tỷ.
Trong phiên tòa dự kiến diễn ra từ hôm nay đến hết 14/12, ngoài 4 bị cáo trên còn có 6 đồng phạm: Mai Văn Khang (thành viên ban quản lý dự án), Bùi Thị Bích Loan (nguyên trưởng Ban tài chính kế toán, kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Cục đăng kiểm Việt Nam), Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa), Lê Ngọc Triện (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong), Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ kiểm tra chi cục hải quan Vân Phong).
Cả 10 người bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng ông Dũng, Phúc, Chiều, Sơn thêm tội Tham ô tài sản.
EmoticonEmoticon